Nước bị nhiễm phèn phải xử lý như thế nào?
Nước nhiễm phèn là một thuật ngữ quá quen thuộc đối với những gia đình sử dụng nước giếng và kể cả những gia đình sử dụng nước sông nơi bị nhiễm phèn.
Nước nhiễm phèn có nhiều cách hiểu và nhận biết về nó như là: có mùi tanh, vị chua, màu đục, gây ố vàng dụng cụ chứa,...
Vậy nước nhiễm phèn hiểu như thế nào là đúng nhất?
Tác hại của nước nhiễm phèn là gì và có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Cách xử lý nước nhiễm phèn như thế nào?
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và làm sáng tỏ qua bài viết này nhé.
Nước nhiễm phèn là gì?
Trước khi tìm hiểu thế nào là nước nhiễm phèn ta cần hiểu phèn là gì?
Phèn hay còn gọi là alum là muối sulfat kép ngậm nước có công thức tổng quát là AM(SO4)2.12H2O
Trong đó:
A là cation hóa trị I như là Kali, Amoni (NH4+)
M là kim loại hóa trị III như là sắt (Fe3+), nhôm, crom (Cr3+)
Chúng ta vẫn luôn biết rằng nước nhiễm phèn là có hại cho người dùng. Tuy nhiên, không phải loại phèn nào cũng gây hại cho sức khỏe thậm chí còn có tác dụng chữa bệnh đó là phèn nhôm Kali và phèn nhôm amoni.
- Phèn nhôm Kali hay còn được gọi phổ biến là phèn chua có tính axit và không độc. Ở các vùng nông thôn sử dụng nước sông người ta dùng phèn chua để lắng trong nước sinh hoạt nhờ khả năng tạo màng hidroxit của nó.
Trong công nghiệp phèn chua được dùng làm chất cầm màu trong nhuộm vải, trong ngành sản xuất giấy có công dụng làm chất kết dính, trong phòng thí nghiệm phèn chua là một loại thuốc thử.
Trong y học cổ truyền phèn chua còn có tên là phèn trắng. Phèn trắng có tính hàn, có khả năng cầm máu, sát khuẩn, giải độc tố, …
- Phèn nhôm amoni có dạng tinh thể màu trắng cũng có tác dụng làm trong nước giống phèn chua.
Trong y tế phèn nhôm được dùng làm thuốc trợ tiểu, gây nôn. Ngoài ra phèn nhôm còn có trong thành phần bột nở, bột chữa cháy.
Nước nhiễm phèn ở nước ta chủ yếu là phèn sắt và phèn nhôm. Nổi bật nhất là phèn sắt. Nên việc chủ yếu của xử lý nước phèn là loại bỏ sắt, xử lý các kim loại nặng khác và tạp chất trong nước.
Như vậy nước nhiễm phèn có thể được hiểu đơn giản là nguồn nước bị nhiễm các kim loại nặng vượt quá mức cho phép điển hình là Fe và Mn. Nước nhiễm phèn nếm sẽ có vị chua, mùi tanh, đống màu ố vàng các dụng cụ chứa đựng, quần áo cũng bị ố vàng và mục vì nước phèn. Ngoài ra, nước phèn còn có khả năng gây dị ứng và làm khô bong tróc da.
Tác hại của việc sử dụng nước nhiễm phèn
Đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học báo cáo rằng sử dụng nước nhiễm phèn trong sinh hoạt hằng ngày của con người là vô cùng có hại.
- Nước nhiễm phèn có tính kiềm sẽ mòn các dụng cụ chứa đựng và làm bám màu ố vàng gây mất thẩm mỹ.
- Quần áo giặt bằng nước nhiễm phèn lâu ngày sẽ bị mất màu, dễ mục, quần áo sáng màu đặc biệt là màu trắng sẽ bị ố vàng.
- Dùng trong tắm rửa gây tổn thương da và tóc, da bị bong tróc, khô ráp dễ gây dị ứng, tóc bị khô xơ, gãy rụng. Gây bám màu ố vàng trên sàn nhà tắm, bồn rửa,...
- Trong ăn uống sử dụng nước nhiễm phèn sẽ làm thực phẩm mất mùi vị, thực phẩm trở nên khó tiêu hơn dẫn đến các bệnh về đường ruột, tiêu hóa nặng hơn có thể dẫn đến ung thư.
- Gây tắc nghẽn ống dẫn do rỉ sét động lại.
Các phương pháp xử lý nước nhiễm phèn
Có nhiều phương pháp xử lý nước phèn từ truyền thống đến hiện đại bạn có thể tham khảo sau đây:
Sử dụng hệ thống lọc thô
Hệ thống lọc thô sử dụng vật liệu là cát, sỏi và than hoạt tính xếp thành từng lớp theo thứ tự : Lớp cát nhỏ - lớp than hoạt tính - lớp cát lớn - lớp sỏi nhỏ - lớp sỏi lớn độ dày các lớp như ảnh minh họa.
Phía trên là giàn phun sương để sắt (II) ở dạng hòa tan trong nước (Fe2+) tiếp xúc với không khí bị oxi hóa tạo thành sắt (III) ở dạng kết tủa sẽ bị cản lại ở lớp cát nhỏ. Nước tiếp tục đi qua lớp than hoạt tính để khử mùi tanh hôi. Sau đó chảy xuống các lớp cát sỏi tiếp tục quá trình lọc giữ lại các tạp chất lơ lửng. Nước sau khi hoàn thành quá trình lọc đi theo ống dẫn được khoan lỗ 0,5 cm ra ngoài là nước sạch và có thể sử dụng.
Đây là hệ thống lọc truyền thống các hộ gia đình thường dùng. Tuy nhiên, có nhiều khuyết điểm. Tuổi thọ không cao do các cặn bẩn làm tắc lớp vật liệu lọc, việc vệ sinh vật liệu để tái sử dụng khó và mất rất nhiều thời gian.
Dùng tro bếp để khử phèn
Có lẽ ít người biết rằng phèn trong nước có thể được khử bằng tro bếp.
Cách làm rất đơn giản chỉ cần cho khoảng 5 đến 10g tro bếp vào nước cần khử phèn sau đó chờ khoảng 20 các chất sắt không tan được hình thành và lắng xuống đáy bạn chỉ cần gạn lấy phần nước bên trên và sử dụng.
Sử dụng chất oxy hóa mạnh để khử sắt
Sử dụng chất oxy hóa mạnh để khử sắt (II) ở dạng hòa tan tan trong nước thành sắt (III) cụ thể là Fe(OH)3 ở dạng kết tủa lắng xuống thành cặn.
Các chất oxy hóa mạnh có thể dùng như là: clo, thuốc tím, ozon,...
Tuy nhiên sử dụng phương pháp này có nhiều hạn chế như là gây mùi hôi khó chịu khi dùng clo, không kiểm soát được lượng dùng dẫn đến dư hàm lượng hóa chất ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, chưa kể đến việc mua phải hóa chất nguồn gốc không rõ ràng lẫn nhiều tạp chất rất nguy hiểm.
Dùng vôi khử sắt
Cho vôi vào trong nước sẽ tạo môi trường kiềm giúp khử sắt sắt (II) thành sắt (III) không tan ở dạng kết tủa tạo bông lắng xuống đáy.
Phương pháp này có thể sử dụng cho cả nước bề mặt và nước ngầm.
Các nhà máy thường dùng phương pháp này để xử lý nước.
Sử dụng phương pháp làm thoáng
Đây cũng là một phương pháp được các hộ gia đình sử dụng để xử lý nước phèn.
Hệ thống bể được xây dựng với 3 ngăn đó là lắng, lọc và chứa. Ngăn lắng sẽ có thể tích lớn nhất và ngăn lọc là có thể tích nhỏ nhất.
Bể được xây bằng chất liệu xi măng và không tốn quá nhiều chi phí nhưng tốn nhiều diện tích.
Bể thích hợp dùng cho các hộ gia đình ở nông thôn có diện tích đất rộng.
Bể làm thoáng hoạt động bằng cách nước sẽ được phun mưa ở ngăn lắng tạo điều kiện cho quá trình oxy hóa khử sắt (II) thành sắt (III) ở dạng kết tủa lắng 1 phần và 1 phần ở dạng lơ lửng sẽ được lọc ở ngăn lọc. Ngăn lọc ở trên cùng là lớp cát mịn dày khoảng 20 centimet tiếp đến là lớp cát to dày khoảng 40 centimet, lớp than hoạt tính sẽ nằm dưới lớp cát to để khử mùi và cuối cùng là lớp sỏi. Sau khi lọc xong ở ngăn lọc sẽ được trữ ở ngăn chứa, ngăn này có nắp đậy tránh bụi bẩn.
Do đây là phương pháp thô sơ được sử dụng ở các vùng nông thôn nên hiệu quả lọc không cao, chỉ lọc được một phần nhỏ tạp chất trong nước.
Sử dụng máy lọc nước
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công nghệ lọc nước hiệu quả, an toàn và dễ sử dụng.
Các công nghệ lọc nước nổi bật và phổ biến nhất là: công nghệ lọc nước RO, công nghệ lọc nước Nano, hệ thống lọc nước khử trùng bằng tia UV,...
Máy lọc nước công nghệ Nano:
- Là một trong những công nghệ lọc nước hiện đại nhất hiện nay.
- Máy lọc nước công nghệ Nano cho ra nguồn nước sạch có thể uống trực tiếp.
- Cấu tạo gọn gàng, tiện lợi.
Máy lọc nước công nghệ RO:
- Là công nghệ lọc nước hiệu quả và hiện đại nhất hiện nay.
- Máy lọc sử dụng công nghệ RO loại bỏ đến 99,9% vi sinh vật và tạp chất có hại có trong nước cho ra nguồn nước sạch tinh khiết có thể uống ngay mà không cần đun sôi.
- Cấu tạo nhỏ gọn, tiện lợi, không mất nhiều diện tích lắp đặt.
- Máy lọc nước RO phù hợp với mọi nguồn nước đầu vào, giải quyết triệt để các vấn đề nước nhiễm phèn bạn có thể an tâm sử dụng.
Bạn có thể tham khảo một số máy lọc nước RO sau đây: Máy lọc nước RO Pucomtech TT012WROUV, máy lọc nước RO Pucomtech PUPA2ROCH, máy lọc nước RO Pucomtech CA3ROUV,...
Hệ thống lọc nước khử trùng bằng tia UV:
- Đây là hệ thống lọc nước sinh hoạt thường được sử dụng cho hộ gia đình, trường học bệnh viện, văn phòng,...
- Hệ thống lọc hiện đại giải quyết được các vấn đề xử lý nước nhiễm phèn nay.
- Hệ thống chuyên xử lý nước ăn uống, sinh hoạt, chế biến thực phẩm,... từ nguồn nước giếng khoan, nước thủy cục.
Bạn có thể tham khảo một số hệ thống xử lý nước sau: hệ thống xử lý nước Pucomtech TT500UV, hệ thống xử lý nước Pucomtech P800UV, hệ thống xử lý nước Pucomtech P700CPS,...
Đó là những chia sẽ được tổng hợp, nhận định và đánh giá từ đó Thế giới nước sạch , nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì cần được giải đáp, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi thông qua mục liên hệ nhé.